Breaking News

Các chức danh trong bộ phận bếp và vai trò của từng vị trí


Mỗi bộ phận bếp của nhà hàng hay khách sạn đều có những chức danh khác nhau, có trách nhiệm và vai trò riêng. Đồng thời phối hợp cùng nhau để tạo ra những món ăn ngon, hấp dẫn phục vụ thực khách. Để hiểu hơn về các chức danh trong bộ phận bếp và vai trò của từng vị trí chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Được xem là một bộ phận đóng vai trò quan trọng mang đến doanh thu trực tiếp cho nhà hàng, khách sạn. Bộ phận bếp được chia làm thành nhiều vị trí, chức vụ khác nhau với vai trò và trách nhiệm riêng biệt, tuy nhiên vẫn đảm bảo làm việc cùng nhau, hỗ trợ toàn bộ phận hoàn thành tốt công việc đội nhóm. Để có thể hiểu rõ và vận hành bếp bánh tốt hơn, bạn nên tham khảo các chức danh trong bộ phận bếp và vai trò của mỗi vị trí mà https://jobcakesaigon.blogspot.com/ chia sẻ nhé.

Tùy theo chức danh trong bộ phận bếp mà mỗi vị trí đảm nhận công việc khác nhau
(Ảnh: Internet)

Các chức danh trong nhà bếp và vai trò của từng vị trí


Để có thể quản lý và vận hành tốt bộ phận bếp trong các nhà hàng hay khách sạn, bạn cần phải hiểu được các chức danh trong nhà bếp và vai trò của từng vị trí. Nắm được quy tắc vận hành sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn.

Tổng bếp trưởng (Executive Chef/ Head Chef)

Đóng vai trò là vị trí đầu não với trách nhiệm và chức danh cao nhất trong bộ phận bếp, tổng bếp trưởng sẽ hướng dẫn quy trình làm việc và quản lý chất lượng thành phẩm của toàn bộ phận bếp. Vai trò của vị trí này là giám sát, chỉ đạo tổng quát các bộ phận khác, đặt ra tiêu chuẩn, công thức chuẩn cho từng món ăn trong thực đơn. 
Tuy làm việc độc lập nhưng các vị trí đều hỗ trợ lẫn nhau trong công việc
(Ảnh: Internet)
 

Bếp phó (Sous Chef)

Là những chuyên gia nấu ăn, đóng vai trò đắc lặc trong việc tiếp quản công việc của Bếp trưởng. Với nhiệm vụ chính là quan sát chi tiết quá trình chế biến từng món ăn để đảm bảo chất lượng khi đến tay thực khách. Bếp phó cũng chịu trách nhiệm tham dự các cuộc họp và hỗ trợ bếp trưởng khi cần thiết.

Bếp trưởng bếp bánh (Pastry Chef)

Pastry Chef chịu trách nhiệm về khu hoạt động tại Bếp bánh, có trách nhiệm báo cáo trực tiếp đến tổng bếp trưởng các hoạt động tại khu vực mình quản lý. 
Tùy theo quy mô nhà hàng hay khách sạn sẽ có nhiều chức danh khác nhau
(Ảnh: Internet)

Bếp trưởng bộ phận (Chef de Partie/ Station Chef)

Là người chịu trách nhiệm của các lĩnh vực hay bộ phận nhỏ trong bếp, đồng thời chịu trách nhiệm về việc kiểm soát chất lượng món ăn khi bếp phó và bếp trưởng kiểm tra.

Phụ bếp (Commis chef)

Phụ bếp là vị trí dành cho những người mới bắt đầu bước chân vào nghề, công việc của phụ bếp thường là chịu trách nhiệm sơ chế, chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến các món ăn trong menu hay khi khách hàng yêu cầu. Các vị trí này thường được hướng dẫn bởi các vị trí khác trong bộ phận nhà bếp. Khi thực hiện công việc và thể hiện tốt sẽ được cân nhắc đến các vị trí cao hơn trong bộ bếp.

Trên đây là tổng hợp thông tin về các chức danh trong nhà bếp và vai trò của từng vị trí riêng biệt, hi vọng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về bộ phận bếp. Ngoài ra, tại một số nhà hàng hay khách sạn có quy mô lớn sẽ có thêm một số vị trí chuyên biệt khác để đảm nhận công việc. Tuy các vị trí thường làm công việc khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi vị trí đều đảm nhận công việc chung và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ làm hài lòng thực khách của nhà hàng.

Popular Posts