Breaking News

Bảng mô tả công việc của Pastry Chef khách sạn

Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân tăng cao, những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon dần được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa thưởng thức ẩm thực. Bên cạnh những món bánh truyền thống quen thuộc thì bánh ngoại, bánh Âu cũng đóng vai trò quan trọng trong menu nhà hàng, khách sạn, hệ thống quán café… bởi vẻ ngoài cầu kỳ, bắt mắt và hương vị hấp dẫn. Những ai yêu thích, theo nghề làm bánh đều nghe đến thuật ngữ Pastry Chef nhưng không phải ai cũng biết cụ thể. Cùng Jobcake Sài Gòn tìm hiểu thêm nhé.


Pastry Chef là gì

Pastry Chef (Bếp trưởng bếp bánh) là người giám sát, chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo, cho ra những món bánh và món tráng miệng phục vụ thực khách. Bên cạnh đó, Pastry Chef cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát nhân viên, mua nguyên liệu, định giá thành sản phẩm và lên menu món bánh, món tráng miệng cho nhà hàng.

Bảng mô tả công việc Tổ trưởng bếp bánh


Nhiệm vụ chính

Quản lý hoạt động bếp bánh

Công việc cụ thể

Lên kế hoạch làm việc hàng tuần cho bộ phận dựa trên tình hình kinh doanh của khách sạn.

Sắp xếp, chia ca làm việc cho nhân viên, đảm bảo có đủ nhân sự cần thiết cho hoạt động của bộ phận.

Kiểm tra các tiêu chuẩn về vệ sinh cá nhân, đồng phục của nhân viên trước ca làm việc.

Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; luân chuyển sử dụng thực phẩm hợp lý: cũ dùng trước – mới dùng sau.

Theo dõi quy trình làm việc của nhân viên, kiểm tra chất lượng bánh, đảm bảo các món bánh phục vụ phải đạt chất lượng tiêu chuẩn của khách sạn.

Phụ trách, hướng dẫn nhân viên trang trí quầy bánh buffet, tiệc của khách sạn sao cho thật đẹp mắt, phù hợp với không gian ẩm thực của khách sạn.

Quan sát tiệc, đảm bảo luôn có đủ lượng bánh cần thiết phục vụ khách.

Lên thực đơn

Phối hợp với các đầu bếp liên quan xây dựng thực đơn các món tráng miệng đáp ứng nhu cầu thực khách.

Lên kế hoạch thay đổi các loại bánh trong menu buffet để tránh gây nhàm chán.

Sáng tạo những loại bánh mới, đưa vào menu phục vụ để hấp dẫn thực khách.

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Tất tần tật những điều cần biết về nghề bếp

Kiểm soát, xử lý những sự cố phát sinh

Giám sát chặt chẽ quy trình bảo quản nguyên vật liệu để kịp thời phát hiện, xử lý những sự cố xảy ra.

Kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra trong bếp: cháy nổ, ngộ độc thực phẩm…

Trực tiếp xử lý những tình huống phát sinh hàng ngày của bộ phận .

Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên

Hướng dẫn quy trình làm việc cho nhân viên mới của bộ phận.

Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.

Trực tiếp bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân viên tiềm năng.

Các công việc khác

Chịu tránh nhiệm quản lý các dụng cụ, trang thiết bị làm việc của bộ phận; kịp thời liên lạc với bộ phận kỹ thuật khi có hư hỏng xảy ra và phối hợp tổ chức bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ.

Phối hợp với nhân viên phụ trách đảm bảo duy trì tiêu chuẩn vệ sinh của bộ phận.

Kiểm soát các đề xuất mua hàng của bộ phận, đảm bảo hợp lý và tiết kiệm chi phí.

Đưa ra những đề xuất cải tiến quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận.

Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên bếp bánh thuộc thẩm quyền quản lý.

Tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho tổ trưởng bếp bánh.

Tham gia các cuộc họp định kỳ, đột xuất của bộ phận.

Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.

Làm thế nào để trở thành Pastry Chef?


Pastry Chef là công việc đầy sức hút đối với những ai có niềm đam mê, yêu thích nghề làm bánh, tự tay cho ra món bánh ngon để phục vụ thực khách. Hiện nay, nhu cầu sử dụng bánh tăng cao, hầu như trong các buổi tiệc sinh nhật, tiệc cưới, kỷ niệm, tiệc chiêu đãi… đều không thể thiếu những chiếc bánh. Các nhà hàng, khách sạn, quán café… đều đầu tư bếp bánh chuyên nghiệp để phục vụ thực khách, do đó, nghề làm bánh trở thành một nghề rất hot, cơ hội việc làm rộng mở. Tuy nhiên, để đảm nhận vị trí Pastry Chef, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn sâu về bánh, cách phân biệt, sử dụng bột và các nguyên liệu làm bánh cũng như am hiểu về các loại bánh từ bánh Việt đến bánh Âu…

Bên cạnh đó, sáng tạo là yếu tố cần thiết đối với Pastry Chef để đưa ra ý tưởng những món bánh sẽ xuất hiện trên thực đơn. Sự sáng tạo giúp bạn biết cách kết hợp nguyên liệu và trang trí bánh một cách mới lạ, hấp dẫn, biết cách “thổi hồn” vào từng chiếc bánh để thành phẩm cho ra đủ sức chinh phục mọi giác quan thực khách.

Ngoài ra, một Pastry Chef phải có kỹ năng tính toán chuẩn xác, không chỉ để cân đo đong đếm nguyên liệu làm bánh mà còn để lên kế hoạch tính toán chi phí, định giá món ăn sao cho mang lại lợi nhuận cao cho cửa hàng, nhà hàng…

Nếu bạn cũng yêu thích nghề làm bánh và muốn trở thành một Pastry Chef chuyên nghiệp trong tương lai, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu bằng cách đăng ký các khóa học về làm bánh để tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng… về nghề.

Popular Posts